Phòng bếp là nơi gia đình sum họp với những bữa cơm thân mật cùng nhau sau ngày làm việc, học tập mệt mỏi. Đây được coi là trái tim của ngôi nhà, vì thế khi xây dựng nhà cửa người ta luôn đặc biệt quan tâm đến việc thiết kế nội thất phòng bếp sao cho hợp lý, tiện nghi, thoải mái nhất cho tất cả thành viên.
Hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn những lưu ý khi thiết kế nội thất phòng bếp hiện đại.
Lựa chọn tủ bếp phù hợp
Tủ bếp là đồ nội thất không thể thiếu được trong mỗi gian bếp hiện đại. Khi thiết kế tủ bếp chúng ta cần lưu ý tới không gian và diện tích bếp để thiết kế phù hợp. Tận dụng tối đa các góc chết và đảm bảo đầy đủ công năng sử dụng.
Hiện nay, có rất nhiều mẫu tủ bếp hiện đại, đẹp, sang trọng với đa dạng kiểu dáng, màu sắc. Ví dụ như tủ bếp hình chữ L, I, U và đảo bếp. Chất liệu gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Giúp khách hàng thoải mái lựa chọn theo nhu cầu và sở thích của mình.
Kết hợp màu sắc
Khi thiết kế nội thất phòng bếp chúng ta cần chú trọng đến màu sắc chủ đạo bếp, nên lựa chọn những màu sắc hài hòa và phù hợp với thuyết ngũ hành.
Màu sắc khi lựa chọn cho không gian bếp thường là những gam màu trung tính, nhẹ nhàng, tươi sáng như: màu trắng, màu của gỗ, màu vàng,… Gam màu này rất được ưa chuộng bởi vì nó trung hòa mọi sắc thái. Thậm chí nó có thể “chinh phục” cả những khách hàng khắt khe nhất trong việc lựa chọn màu sắc khi thiết kế nội thất. Những gam màu này có tác dụng làm sáng không gian, tạo cảm giác sạch sẽ nhưng cũng đừng quên tạo điểm nhấn bằng những gam màu đậm cho nền sàn hay một số chi tiết khác. Màu sáng giúp phát hiện ra những vết bẩn, dễ lau chùi giúp cho phòng ăn và khu bếp nấu của bạn luôn bóng đẹp, hợp vệ sinh.
Tận dụng không gian lưu trữ
Nhà bếp chứa rất nhiều đồ đạc linh tinh, nếu chúng ta không bố trí thông minh, hợp lý sẽ gây xáo trộn mất thẩm mỹ. Đặc biệt một phòng bếp mà không đủ không gian lưu trữ sẽ gây bất tiện trong quá trình sử dụng.
Do đó, cần phải tận dụng mọi ngóc ngách trong phòng bếp để làm không gian lưu trữ. Ví dụ, bạn có thể thiết kế tủ bếp cao sát trần nhà thay vì chừa ra một khoảng trống mênh mông là nơi bụi bẩn thường hay bám vào và rất khó vệ sinh, hay thiết kế các ngăn kéo sâu hơn sát với tường để tăng thêm không gian lưu trữ các đồ dùng.
Yếu tố ánh sáng và thông gió
Phòng bếp chính là không gian để người nội trợ thực hiện các hoạt động nấu nướng. Chính vì thế, với không gian phòng bếp đòi hỏi ánh sáng thiết kế cao hơn so với không gian khác trong nhà. Lượng ánh sáng phải đủ cho không gian bếp nấu, không gian bàn ăn. Các biện pháp cung cấp ánh sáng nhân tạo và tự nhiên cần đảm bảo để có thể đảm bảo quá trình nấu nướng, ăn uống.
Ngoài nguồn ánh sáng tự nhiên từ cửa ra vào, cửa sổ có thể kết hợp với ánh sáng nhân tạo để có thể cung cấp nguồn ánh sáng tốt nhất. Trong phòng bếp thì vị trí bếp nấu, bàn ăn là cần sự chiếu sáng nhất. Chính vì vậy, ở những vị trí này cần sử dụng thêm hệ thống đèn chiếu sáng với công suất nhỏ kết hợp với hệ thống đèn chiếu sáng tổng thể để có thể cung cấp đầy đủ lượng ánh sáng. Ở khu vực bàn ăn có thể sử dụng đèn chùm để mang lại không gian sang trọng, ấm cúng.
Về mặt thông gió, khu vực bếp nấu là nơi có nhiều mùi nhất trong nhà. Chính vì vậy, bạn cần thiết kế sao cho thông thoáng nhất. Các biện pháp tự nhiên như cửa sổ, cửa ra vào không thể giải quyết vấn đề này 1 cách triệt để, bếp cần phải được lắp đặt hệ thống quạt thông gió, máy hút mùi để không gian bếp luôn được thông thoáng, sạch mùi.
Yếu tố về phong thủy
Theo ngũ hành phong thủy thiết kế nội thất phòng bếp thì thủy khắc hỏa. Nên bếp tránh đặt quá gần khu chứa nước, bồn rửa hoặc nhà vệ sinh, cách bố trí bếp phổ biến nhất là theo nguyên tắc hình tam giác, nghĩa là bếp – bồn rửa – tủ lạnh. Để hiệu quả tối đa, tam giác không được quá hẹp, cũng không được quá xa. Phải đảm bảo cho bạn di chuyển hoàn toàn thoải mái giữa ba vị trí này.
Không nên thiết kế chỗ sinh hoạt ngay trên chỗ nấu bếp để tránh việc đi lại, sinh hoạt ở trên làm “động bếp” dưới, đồng thời bếp đun hơi nóng xông lên ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bên trên. Bên cạnh đó tuyệt đối không đặt hướng đối diện với cửa nhà vệ sinh. Nếu bạn không thể thay đổi được thì có thể làm một vách ngăn che chắn, che đi phần nhà vệ sinh. Mặt khác, cửa chính không được nhìn thẳng vào miệng bếp, về mặt công năng điều này cũng không hợp lý.Việc bố trí như thế sẽ làm tiền bạc trong nhà luôn thiếu hụt, và còn tổn hại đến sức khỏe gia chủ.